Thế nào là Rối loạn lo âu?
Lo âu là một cảm xúc quan trọng có sẵn trong chúng ta, bởi nó giúp điều khiển hành động liên quan đến tính mạng/cuộc sống của chúng ta. Lo âu giúp chúng ta nhận ra được các mối đe dọa và đối phó với nó. Vì thế lo âu kích hoạt những phản ứng của cơ thể như: làm tim đập nhanh, đổ mồ hôi, làm chóng mặt, khiến chân tay lạnh, ảnh hưởng đến tiêu hóa. Lo còn có thể kích hoạt các phản ứng tâm lý như: cảm giác khó chịu, căng thẳng, khó tập trung, những suy nghĩ trầm trọng hóa mọi thứ. Lô âu về một tình huống nguy hiểm có thực hoặc có khả năng gây hại cho ta (ví dụ như một cuộc phẫu thuật sắp tới) là một phản ứng tự nhiên của con người. Nó giúp chúng ta chuẩn bị về mặt tâm lý cũng như cơ thể cho sự tranh đấu hay trốn chạy trước một mối đe dọa có thực. Nhưng nếu lo âu kéo dài, nhiều quá mức mà không có mối đe dọa có thực nào hoặc không phù hợp với tình huống đó thì đó là Rối loạn lo âu.
Các dạng của Rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu lan tỏa: Sự sợ hãi và lo lắng về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống là đặc điểm của Rối loạn lo âu lan tỏa. Người mắc bệnh luôn lo lắng về điều gì đó, vì thế rối loạn này con được gọi nôm na là Bệnh lo lắng. Người mắc bệnh thường suy nghĩ thành một chuỗi lo lắng và họ lo âu về những mối nguy hiểm có thể xảy ra. Đồng thời họ có sự căng thẳng cao hơn. Điều kiện để chuẩn đoán Rối loạn lo âu lan tỏa là một số lượng triệu chứng nhất định phải xuất hiện trong vòng sáu thảng trở lại và hạn chế nhiều lĩnh vực cuộc sống khác nhau. Sự lo âu có thể gồm nhiều triệu chứng thể lý như tim đập nhanh, đổ mồ hôi, cảm giác đau nhói trong bụng, chóng mặt, bốc hỏa, cảm giác ớn lạnh, sự căng cơ, sự khó tập trung, sự dễ bị cáu giận và khó rơi vào giấc ngủ.
Rối loạn hoảng sợ: Người mắc phải Rối loạn hoảng sợ phải chịu đựng những cơn hoảng loạn sợ hãi đột ngột xuất hiện gồm cảm giác lo âu mạnh, cảm giác đường cùng và những phản ứng của cơ thể như khó thở, cảm giác tức ngực hoặc tim đập nhanh. Thường người đó có cảm giác mình có thể tử vong vì tim đập quá nhanh. Rối loạn hoảng sợ thường xuất hiện bởi vì người mắc bệnh cố tránh những tình huống gây lo âu, như tránh đi tàu điện ngầm (U-Bahn), tránh những nơi đông người hoặc tránh những nơi chật chội. Thường người đó sẽ đến phòng cấp cứu của bệnh viện trong những cơn hoảng loạn để chữa trị.
Rối loạn ám ảnh sợ hãi: Đặc điểm đặc trưng là nỗi sợ hãi mãnh liệt trước một tình huống cụ thể hoặc một vật thể cụ thể nào đó, mặc dù người mắc bệnh biết rằng, phản ứng sợ hãi mãnh liệt đó là không có lí do chính đáng. Rối loạn ám ánh sỡ hại được phân loại thành những dạng sau:
- Rối loạn lo âu xã hội: Đặc điểm là sự sợ hãi các tình huống xã hội một cách quá mức và họ sợ rằng, mình sẽ hành động một cách gây xấu hổ hay không chuẩn mực. Họ còn lo âu rằng những người khác sẽ đánh giá họ. Một số ví dụ cho các tình huống xã hội là khi gặp một người lạ, phải làm một bài thuyết trình, đứng trong trọng tâm chú ý của mọi người. Rất dễ những người rất nhút nhát, có sự sơ hãi các tình huống xã hội sẽ hình thành Rối loạn lo âu xã hội, cố gắng tránh sự đánh giá của mọi người trong các tình huống xã hội.
- Rối loạn lo âu không gian rộng và đông người (Agoraphobie): là sự sợ hãi các tình huống hoặc các địa điểm như các nơi công cộng hay chỗ đông người. Từ „Agora“ trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là nơi họp chợ, buôn bán. Người mắc bệnh lo âu rằng trong trường hợp họ lên cơn hoảng loạn sợ hãi sẽ không chạy trốn kịp khỏi nơi đó hoặc không được cấp cứu/nhận được sự hỗ trợ y tế kịp thời. Vì thế người mắc Rối loạn lo âu không gian rộng và đông người thường mắc cả Rối loạn hoảng sợ.
- Rối loạn ám ảnh sợ hãi cụ thể: là sự sợ hãi một vật thể hoặc một tình huống cụ thể nào đó như con nhện, con chó, con chuột, máu, kim tiêm, bóng tối hoặc một không gian kín có diện tích nhỏ hẹp (Rối loạn lo âu không gian kín nhỏ hẹp)
Quá trình phát triển và sự phổ biến
Có thể khẳng định rằng mọi Rối loạn lo âu nếu không được chữa trị sẽ không tự biến mất. Người mắc rối loạn lo âu thường mắc cả một số rối loạn tâm lý khác nữa như các dạng khác của rối loạn lo âu, rối loạn trầm cảm hoặc rối loạn tâm thể (với các triệu chứng thể lý kéo dài như sự đau nhức, mà nguyên nhân gây ra là do mặt tâm lý có vấn đề). Người mắc bệnh thường né tránh các tình huống gây ra lo âu và uống nhiều bia rượu hơn hoặc sử dụng các loại thuốc an thần và qua đó hình thành các rối loạn nghiệ chất.
Rối loạn lo âu lan tỏa mà không được chữa trị sẽ chuyển thành mãn tính, nếu người mắc bệnh còn mắc thêm các rối loạn tâm lý khác nữa. Có thể người đó sẽ có ít triệu chứng trong một khoảng thời gian nào đó. Rối loạng hoảng sợ có thể nặng hơn nếu không được điều trị, bởi vì nỗi sợ sẽ chuyển thành „nỗi sợ trước nỗi sợ“ theo thời gian và những cơn hoảng sợ sẽ xảy ra ở mọi tình huống nói chung.
Có những cách điều trị nào?
Những người mắc bệnh nên tìm đến bác sĩ/chuyên gia tâm lý để chữa trị, nếu rối loạn lo âu làm cho họ đau khổ quá mức chịu đựng được. Ví dụ như là họ không thể làm việc được nữa, không duy trì được các mối quan hệ xã hội nữa, không làm cho họ hứng thú với các sở thích của mình nữa. Bởi vì nỗi lo âu của họ làm họ tránh né một số tình huống nhất định.
Trị liệu tâm lý và trị liệu dược lý là hai trị liệu chủ yếu được áp dụng để chữa trị Rối loạn lo âu.
- Trị liệu tâm lý: Trong tri liệu tâm lý, chuyên gia tâm lý sẽ cùng với bệnh nhân tìm ra những suy nghĩ, hành động của người đó và những tình huống mà duy trì sự lo âu quá mức này. Để thay đổi và loại trừ các hành động tránh né các tình huống gây lo âu thì phương pháp có hiệu qua là „trị liệu đối mặt“ với tình huống/vật thể gây lo âu đó. Dưới sự hướng dẫn của chuyên gia tâm lý, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với tình huống gây lo âu và phải ở trong tình huống đó đến khi những phản ứng cơ thể gây ra bởi sự lo âu trong tình huống đấy giảm xuống. Hơn nữa trị liệu thư giãn hoặc các phương pháp tĩnh tâm cũng được sử dụng.
- Trị liệu dược lý: Người mắc Rối loạn lo âu mãn tính hoặc ở mức độ quá nặng, mà khiến cuộc sống thường nhật của họ bị ảnh hưởng nặng cũng như làm cho họ đau khổ, và/hoặc người đó còn mắc Rối loạn trầm cảm, thì sẽ được điều trị bằng thuốc. Thuốc dùng để điều trị là một số nhóm thuốc của thuốc chống trầm cảm, ví dụ như nhóm thuốc chống sự hấp thụ lại chất dẫn truyền thần kinh Serôtônin. Thuốc này cho thấy có kết quả tốt và ít tác dụng phụ.
- Hơn nữa, người mắc bệnh có tìm đến các nhóm người bệnh hỗ trợ lẫn nhau để trao đổi và làm điểm dựa cho mình vì những người đó cũng mắc bệnh giống mình. Ngoài ra nghiên cứu khoa học còn xác nhận rằng, tập các thể loại thể thao sức bền hay thể thao tĩnh tâm nư Yoga cũng có hiệu quả tốt trong việc chữa trị Rối loạn lo âu.
- Nếu bệnh nhân đồng ý thì nên cho người thân tham gia vào quá trình trị liệu. Người thân sẽ được phổ biến thông tin về triệu chứng của rối loạn, để họ có thể hiểu thêm về những triệu chứng của người thân mắc bệnh của họ. Hơn nữa người thân có thể động viện người bệnh tham gia đều đặn các buổi trị liệu và giảm các hành tránh né các tình huống gây lo âu.
Anh/Chị có thể xem thêm thông tin về cách trị liệu Rối loạn lo âu tại trang này: https://www.awmf.org/uploads/tx_szleitlinien/051-028p_S3_Angstst%C3%B6rungen_2017-10.pdf
Nội dung bài viết được đóng góp bởi
Nguyễn Main Hương (Charité CBF)
Tài liệu tham khảo:
Kessler, R. C. et al. Prevalence, Severity, and Comorbidity of Twelve-month DSM-IV Disorders in the National Comorbidity Survey Replication (NCS-R). Arch Gen Psychiatry 62(6), 617–627 (2005).