Bối cảnh
Với gần 27000 người, cộng đồng Việt Nam là một trong những cộng đồng người nhập cư không có nguồn gốc châu Âu lớn nhất ở Berlin.
Một thời gian dài, số người Việt được điều trị tại các trung tâm điều trị ngoại trú cũng như các trung tâm đa văn hóa của hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm lý quá ít, tuy nhiên trong vài năm gần đây, với sự hợp tác nhắm vào mục tiêu của các bên liên quan như bệnh viện và trung tâm tâm lý xã hội, thực trạng tiếp cận sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần và giúp đỡ tái hội nhập của người Việt đã được cải thiện rõ rệt. Trong quá trình điều trị ngoại trú và nội trú thường không chỉ có các ca bệnh mãn tính, qua việc tiếp nhận sớm các dịch vụ chăm sóc điều trị còn tránh được phần nào diễn biến bệnh trở thành mãn tính. Điều này không chỉ phụ thuộc vào việc phát hiện sớm và điều trị phù hợp văn hóa tập quán mà còn phụ thuộc vào các hoạt động lâu dài nhằm cải thiện vốn hiểu biết về hệ thống chăm sóc sức khỏe tinh thần.
Mục tiêu
- Cải thiện việc tiếp cận hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần của người Việt qua các dịch vụ phù hợp văn hóa và tập quán, được thực hiện bằng tiếng mẹ đẻ và dễ tiếp cận.
- Kết nối các bên liên quan
- Phát huy tiềm năng của các hội người nhập cư và các tác nhân khác trong cộng đồng người Việt nhằm giảm thiểu sự kỳ thị đối với bệnh tâm lý
- Hỗ trợ nâng cao nghiệp vụ và thành lập các nhóm tự giúp đỡ cho người bệnh / người thân
- Đăng thông tin và dịch vụ của các thành viên trong mạng lưới
- Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ ngoài khuôn khổ của mạng lưới về các mảng đề tài giúp đỡ chăm sóc tâm lý xã hội cho người Việt phù hợp văn hóa và tập quán
Hoạt động của mạng lưới
Từ năm 2013 đến nay, chúng tôi thường xuyên tổ chức các buổi gặp mặt định kỳ nhằm tăng cường trao đổi chuyên môn, liên kết và nâng cao nhận thức của những người chủ chốt trong cộng đồng người Việt về bệnh tâm lý .
Để có thể trao đổi chuyên sâu một số đề tài, các thành viên mạng lưới đã lập ra các nhóm sau:
- Người mẹ Việt bị trầm cảm
- Đau đớn mãn tính cùng các bệnh tâm lý kèm theo
- Chuyên khoa tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên
- Người khuyết tật bị rối loạn tâm lý
- Công tác quan hệ công chúng
Thành quả
Một hệ thống chăm sóc hỗ trợ lẫn nhau từ hướng dẫn phòng ngừa và tư vấn ở trong cộng đồng người Việt cho đến việc chẩn đoán của bác sĩ tâm thần, điều trị ở mọi cấp và chăm sóc giúp đỡ cũng như giúp bệnh nhân tiếp cận các dịch vụ của y tế công cộng và hội nhập vào các hội người Việt (xem hình) đã được hình thành trong thời gian qua nhờ sự hợp tác tin cậy giữa các thành viên trong mạng lưới với nhau. Nếu cần, các thông tin về dịch vụ do các cở sở trong mạng lưới cung cấp được dịch ra tiếng Việt.
Việc trao đổi tư vấn về các trường hợp riêng lẻ và đào tạo nội bộ trong mạng lưới cũng như từ điển thuật ngữ Đức Việt do thành viên tự soạn tạo nền tảng cho một sự hợp tác vững chắc trong mạng lưới. Ngoài ra, „Danh sách trung tâm tư vấn và dịch vụ y tế bằng tiếng Việt ở Berlin“ (-> Link) được cập nhập liên tục và chia sẻ trong mạng lưới cũng góp phần hỗ trợ cho công việc này.
Đối tác
Khoảng 50 người là thành viên tích cực của mạng lưới (trong danh sách E-Mail có hơn 100 địa chỉ điện thư):
- Cơ sở y tế (bệnh viện Charite CBF và bệnh viện Königin Elisabeth Herzberge KEH cung cấp dịch vụ sau: giờ khám bệnh đặc biệt cho người Việt, điều trị ngoại trú – bán trú – nội trú)
- Cơ sở giúp đỡ bổ sung (hỗ trợ cá nhân tại hộ gia đình, trung tâm huấn luyện)
- Cơ sở giúp đỡ trẻ em và thanh thiếu niên
- Cơ quan hành chính
- Thành viên cộng đồng người Việt và cơ sở làm công tác nhập cư
- Khoa học gia (bệnh viện Charite CBF, đai học FU Berlin, dự án SFB „Affective Societies“)